Các nội dung bắt buộc cần có của nội quy lao động

Để quản lý hoạt động của người lao động, đảm bảo kỷ luật trong nội bộ doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi xác định các nội dung bắt buộc cần có của bản nội quy lao động. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin đưa ra bài viết các nội dung bắt buộc cần có của nội quy lao động sau đây.

Nội quy lao động

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Nội quy lao động là gì?

Nội quy lao động là một văn bản do người sử dụng lao động ban hành ra nhằm tạo ra và duy trì kỷ luật trong lao động của đơn vị và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Nội quy lao động là cơ sở để xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm.

Pháp luật quy định, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.

Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Các nội dung bắt buộc cần có của nội quy lao động

Nội dung nội quy lao động phải không được trái đạo đức, không trái với các quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật có liên quan.

Căn cứ Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019, nội quy lao động gồm những nội dung sau:

  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định:
  • Thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần;
  • Ca làm việc, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc;
  • Làm thêm giờ (nếu có), làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt;
  • Thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ, nghỉ chuyển ca;
  • Ngày nghỉ hằng tuần,nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
  • Trật tự tại nơi làm việc quy định các vấn đề:
  • Phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc;
  • Văn hóa ứng xử, trang phục;
  • Tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
  • An toàn, vệ sinh lao động quy định các nội dung:
  • Trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;
  • Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
  • Vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
  • Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc:
  • Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
  • Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
  • Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
  • Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động quy định:
  • Danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ;
  • Trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật;
  • Hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
  • Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động.
  • Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động quy định:
  • Hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
  • Hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm.
  • Trách nhiệm vật chất quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do:
  • Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản;
  • Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức;
  • Mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại;
  • Người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
  • Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động

Căn cứ Điều 120 Bộ luật Lao động năm 2019, hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
  • Nội quy lao động;
  • Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Trình tự, thủ tục đăng ký nội quy lao động

Để đăng ký nội quy lao động, người sử dụng lao động cần phải thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động:
  • Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
  • Bước 2: Xử lý, thẩm định hồ sơ:
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
  • Bước 3: Đăng ký nội quy lao động.

Hiệu lực của nội quy lao động

Căn cứ Điều 121 Bộ luật Lao động 2019, hiệu lực của nội quy lao động được quy định cụ thể như sau:

  • Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn soạn thảo nội quy lao động, đăng ký nội quy lao động xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title