Điều khoản thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế là một phần không thể thiếu trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Tuy nhiên, việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế đòi hỏi các bên phải nắm vững các điều khoản quan trọng trong hợp đồng, nhất là điều khoản về thanh toán. Bài viết này Luật Việt An sẽ cung cấp cho khách hàng một số lưu ý về điều khoản thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế.

Hợp đồng thương mại quốc tế là gì?

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế chính là sự thỏa thuận giữa các bên thương nhân hoặc chỉ một trong số các bên là thương nhân với mục đích sinh lợi nhuận.

Các nội dung cần có trong hợp đồng thương mại quốc tế

Các nội dung cần có trong hợp đồng thương mại quốc tế

Trong hợp đồng thương mại quốc tế cần có những nội dung cơ bản sau đây:

  • Điều khoản về mua hàng
  • Điều khoản về chất lượng sản phẩm hàng hóa
  • Điều khoản về số lượng của hàng hóa
  • Điều khoản về giá cả
  • Điều khoản về giao hàng
  • Điều khoản về thanh toán
  • Điều khoản về bao bì và mã ký hiệu.
  • Điều khoản về bảo hành
  • Điều khoản về bảo hiểm hàng hóa
  • Điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
  • Một số điều khoản khác, như là: Điều khoản bất khả kháng, giải quyết tranh chấp…

Trong đó, điều kiện thanh toán là điều khoản rất quan trọng trong một hợp đồng thương mại quốc tế vì nó liên quan mật thiết đến lợi ích các bên. Trong một điều khoản thanh toán sẽ có các nội dung: đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, chứng từ thanh toán.

Lưu ý về nội dung điều khoản thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế

Đồng tiền thanh toán

Đồng tiền thanh toán là loại tiền tệ được sử dụng để thanh toán cho giao dịch mua bán hàng hóa trong hợp đồng. Đây là một yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với các hợp đồng quốc tế, vì nó ảnh hưởng đến cách thức chuyển đổi tiền tệ và các chi phí liên quan đến tỷ giá.

Trong thương mại quốc tế, đồng tiền thanh toán cần lưu ý sau:

  • Lựa chọn đồng tiền: Điều khoản thanh toán có thể lựa chọn là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba tùy theo sự thỏa thuận của các bên liên quan. Để lựa chọn đồng tiền, người ta thường dựa vào các cơ sở sau: Giá trị của đồng tiền, Mục đích của các bên, Hiệp định thương mại, Mặt hàng,.. Thông thường, đối với hợp đồng quốc tế, đồng tiền thanh toán có thể là USD, EUR, hoặc đồng tiền của quốc gia nơi giao dịch được thực hiện.
  • Tỷ giá quy đổi: Nếu đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, các bên cần xác định rõ tỷ giá quy đổi giữa các đồng tiền nếu có sự thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Việc này giúp tránh sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến lợi ích tài chính của các bên. Trên thi trường tiền tệ có rất nhiều loại tỷ giá để các bên lựa chọn: tỷ giá chính thức, tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá nước xuất khẩu, tỷ giá nước nhập khẩu, tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra,…

Thời hạn thanh toán

Thời hạn thanh toán xác định thời điểm hoặc khoảng thời gian mà bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên bán sau khi nhận hàng hóa hoặc dịch vụ. Thời hạn thanh toán có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau: trả trước, trả ngay, trả sau khi giao hàng hoặc kết hợp cả ba cách trả trên. Cụ thể:

  • Trả trước khi giao hàng: Cà cách người mua cấp tín dụng cho người bán, vì vậy trong giá hàng hai bên đều phải tính toán lợi nhuận mà người mua bị mất do trả tiền sớm, người bán nhận được khi chưa giao hàng để có giá mua bán thích hợp. Cách trả này thường được áp dụng khi người mua ở thế yếu hoặc tầm quan trọng của hàng hóa. địa chỉ học kế toán tổng hợp
  • Trả ngay: Việc người mua trả tiền vào lúc nhận được hàng hóa hay nhận được chứng từ thanh toán. Cách trả này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
  • Trả tiền sau: Cách người bán cấp tín dụng cho người mua hàng, vì vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng người ta sẽ tính phần lãi suất bị mất, rủi ro tiền tệ vào trong giá hàng, Giá hàng trả sau bao giờ cũng cao hơn giá hàng trả trước và giá hàng trả ngay.
  • Áp dụng cả ba cách trả tiền trên: Trả trước một phần trả ngay một phần và số còn lại có thể trả dần. Ví dụ trả trước khi giao hàng 10 ngày 20%, trả ngay khi nhận được chứng từ thanh toán qua ngân hàng 40%, trả sau khi giao hàng 3 tháng 20%, số còn lại sẽ trả sau khi giao hàng 12 tháng. học kế toán tổng hợp.

Ngoài ra, thời hạn thanh toán có thể được xác định theo cách thức như sau:

  • Thời gian thanh toán cố định: Ví dụ, “bên mua phải thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng” hoặc “bên mua thanh toán trong vòng 60 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn”.
  • Thanh toán theo kỳ hạn: Một số hợp đồng yêu cầu thanh toán theo nhiều đợt (ví dụ, 50% trước khi giao hàng, 50% sau khi nhận hàng). Điều này giúp các bên quản lý dòng tiền và rủi ro tài chính tốt hơn.

Phương thức thanh toán

Đối với các hợp đồng trong nước, thường áp dụng phương thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Những phương thức này có thể áp dụng đối với những đơn hàng số lượng ít và giá trị hợp đồng không cao.

Tuy nhiên trong hợp đồng thương mại quốc tế, do sự khác biệt văn hóa, sự chênh lệch về khả năng tài chính, quy mô cũng như về đồng tiền thanh toán, các bên có thể áp dụng phương thức mang tính chất chuyên nghiệp hơn và có sự hỗ trợ từ bên thứ ba – thường là các tổ chức tín dụng, ngân hàng như:

Phương thức thanh toán hợp đồng thương mại quốc tế

  • Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T);
  • Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T);
  • Phương thức thanh toán nhờ thu ( Collection of payment);
  • Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C);
  • Một số phương thức khác theo tập quán thanh toán quốc tế.

Do đó, các bên cần thỏa thuận rõ ràng phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán thường có sự liên hệ với thời điểm giao hàng, nhận các chứng từ.

Lưu ý về chứng từ thanh toán: Chứng từ thanh toán thường bao gồm các loại sau:

  • Hối phiếu (bill of exchange)
  • Các chứng từ hàng hóa bao gồm: hóa đơn thương mại (invoice), Phiếu đóng gói (Packing list), Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality), giấy chứng nhận khối lượng, giấy chứng nhận số lượng,,..
  • Vận đơn (bill of lading – B/L): Đây là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng để xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. 
  • Chứng từ bảo hiểm: Đây là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường có: Bảo hiểm đơn và Giấy chứng nhận bảo hiểm
    • Bảo hiểm đơn (Insurance policy) gồm có các nội dung: các điều khoản chung quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên và các điều khoản riêng biệt về đối tượng bảo hiểm: tên hàng, số lượng hàng, tên phương tiện chuyên chở, trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm,…Bảo hiểm đơn thường được sử dụng khi các bên ít quen biết, ít tin tưởng lẫn nhau, các bên không ký hợp đồng bảo hiểm dài hạn.
    • Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ bảo hiểm do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm theo hợp đồng dài hạn. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ gồm các điều khoản về đối tượng bảo hiểm: tên hàng, số lượng hàng, tên phương tiện chuyên chở, trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm,…

Việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp giúp các bên đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy trong giao dịch. Phương thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thực hiện hợp đồng. Các chứng từ thanh toán không chỉ là bằng chứng cho việc thanh toán, mà còn là căn cứ để kiểm tra và giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên. Nó giúp bảo vệ quyền lợi của cả bên mua và bên bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Dịch vụ Tư vấn pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO