Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cần những gì?

Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu phát triển từ đầu những năm 90 và gia tăng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, bất chấp ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Khi tiến hành hoạt động này, nhà đầu tư cần tiến hành xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Vậy hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cần những gì? Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ giải đáp thắc mắc này cho khách hàng.

Khái quát về xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Khái quát về xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cần những gì?

Theo Điều 75, Điều 78 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài bao gồm những giấy tờ sau:

Đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Thành phần hồ sơ

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư
  • Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
  • Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay

Mẫu hồ sơ (Theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT)

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
    Tải về
  • Đề xuất dự án đầu tư:
    Tải về
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư:
    Tải về

Số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm 1 bộ. Trong đó mỗi thành phần hồ sơ phải bao gồm:

  • 01 bản chính;
  • 7 bản sao.

Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Thành phần hồ sơ

Số lượng hồ sơ

Hồ sơ bao gồm 1 bộ. Trong đó mỗi thành phần hồ sơ phải bao gồm:

  • 01 bản chính;
  • 02 bản sao.

Nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam

Theo Điều 62 Luật Đầu tư năm 2020, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài bao gồm một số nội dung như sau:

Tình hình đầu tư ra nước ngoài nổi bật năm 2024

Trong 5 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 42 dự án đầu tư mới, với tổng vốn hơn 136 triệu USD, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 136,07 triệu USD (bằng 43% so với cùng kỳ năm ngoái).

Các nhà đầu tư Việt Nam đã rót vốn ra nước ngoài ở 16 ngành, trong đó tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (chiếm 43,1% vốn); công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 23,9% vốn); bán buôn, bán lẻ (chiếm 8,3% vốn).

Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hà Lan (40,1%); Lào (36,8%); Hoa Kỳ (5,6%); New Zealand (4,3%).

Lũy kế đến 20/05/2024, Việt Nam đã có 1.733 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,25 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,6%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,8%); Campuchia (13,1%); Venezuela (8,2%);…

Một số lưu ý về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Trường hợp nhà đầu tư nộp văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ

Đối với cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép, trường hợp nhà đầu tư nộp văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ thì nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư.

Các dự án đầu tư phải có tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư

  • Dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài;
  • Dự án năng lượng;
  • Dự án chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản;
  • Dự án khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
  • Dự án có xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng; dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.

Lưu ý đối một số hình thức đầu tư ra nước ngoài

  • Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
  • Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

Một số câu hỏi liên quan

Vốn tối thiểu đầu tư ra nước ngoài là bao nhiêu?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể vốn tối thiểu khi đầu tư ra nước ngoài. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm,… nhà đầu tư cần lưu ý điều kiện tiếp nhận đầu tư tại nước nơi tiến hành đầu tư.

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài bao gồm những đối tượng nào?

Theo Khoản 13 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020, hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

Theo Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Tổ chức tín dụng.
  • Hộ kinh doanh.
  • Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Đối với văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư thì thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là bao lâu?

Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Trường hợp nào về đầu tư ra nước ngoài phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các ngành nghề nào đầu tư ra nước ngoài có điều kiện?

Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:

  • Ngân hàng;
  • Bảo hiểm;
  • Chứng khoán;
  • Báo chí, phát thanh, truyền hình;
  • Kinh doanh bất động sản.

Nhà đầu tư có được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài không?

Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện, một trong số điều kiện đó là đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Lưu ý trừ trường hợp sau: Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác

Dịch vụ xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của Luật Việt An

  • Tư vấn pháp luật về điều kiện xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
  • Soạn thảo văn bản, hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư, hồ sơ xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
  • Đại diện cho khách hàng, tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
  • Dịch vụ tiến hành thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho công ty trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cần những gì? Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật đầu tư

    Pháp luật đầu tư

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO