Chất phụ gia thực phẩm thường được sử dụng bổ sung thêm vào các loại thực phẩm để bảo quản hoặc tăng hương vị. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh, sản xuất chất phụ gia. Vậy quy trình và điều kiện để thành lập công ty sản xuất phụ gia pháp luật Việt Nam quy định như nào. Dưới đây là thông tin chi tiết mà Luật Việt An muốn chia sẻ đến Quý khách hàng.
Phụ gia thực phẩm là gì?
Căn cứ Khoản 13 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, phụ gia thực phẩm được hiểu là “chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm”.
Để thành lập công ty sản xuất các chất phụ gia thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Theo cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, sản xuất chất phụ gia thực phẩm thuộc trường hợp kinh doanh dịch vụ liên quan đến sản xuất tại mục CPC 884 đến CPC 885.
Theo đó, đối với dịch vụ liên quan đến sản xuất, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên thường chỉ tập trung tại các KCN với công ty thành lập ở các thành phố lớn.
Điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất
Căn cứ Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở sản xuất chất phụ gia cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện về cơ sở vật chất
Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
Điều kiện về tiêu chuẩn mẫu nước
Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
Điều kiện về trang thiết bị
Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các chất phụ gia khác nhau.
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hạ
Điều kiện về phối trộn, sang chia, chiết phụ gia
Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người.
Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Điều kiện khác
Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên.
Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu phụ gia và các tài liệu liên quan khác.
Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh chất phụ gia
Các giấy phép kinh doanh liên quan
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Theo Điều 17, Điều 34 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010, để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cần phải đáp ứng điều kiện sau:
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.
Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bản công bố sản phẩm
Theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định phải tiến hành thủ tục đăng ký công bố sản phẩm.
Giấy phép môi trường
Trong trường hợp công ty sản xuất phụ gia có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức thì cần phải tiến hành thủ tục xin giấy phép môi trường theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2019.
Lưu ý
Từ ngày 01/01/2022, khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2019 có hiệu lực, luật đã tích hợp các loại giấy phép môi trường thành phần (như Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, Giấy phép xả khí thải công nghiệp, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước,…) thành một loại giấy phép chung, gọi là Giấy phép môi trường. Do vậy trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất có thể xin chung một loại giấy phép để thực hiện.
Mã ngành nghề sản xuất phụ gia thực phẩm
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các chất phụ gia thực phẩm được phép đăng ký kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm. Dựa theo Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg, mã ngành nghề chính mà công ty có thể lựa chọn là :
Mã ngành: 2029
Nội dung: Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Sản xuất nguyên phụ liệu thực phẩm, hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tinh dầu (trừ sản xuất hóa chất cơ bản, gia vị tại trụ sở).
Thành lập công ty sản xuất phụ gia thực phẩm
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty sản xuất phụ gia thực phẩm, cần tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư trước khi đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, cần nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến cơ quan đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Lưu ý thủ tục xin giấy phép kinh doanh liên quan trước khi hoạt động
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thành phần hồ sơ xin cấp được quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010. Theo đó khách hàng cần cung cấp cho Luật Việt An các giấy tờ:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩ
Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung 2018, bao gồm các bước sau:
Thủ tục đăng ký công bố phụ gia thực phẩm
Căn cứ Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm bao gồm các lưu ý sau:
Cách thức nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ Y tế.
Thành phần hồ sơ
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm
Kết quả thủ tục hành chính
Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Lưu ý thủ tục sửa đổi
Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Việc sửa đổi, bổ sung chỉ được thực hiện 01 lần.
Một số công ty sản xuất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam
Công ty TNHH Nam Thiên Ân
Công ty Nam Thiên Ân có địa chỉ trụ sở chính tại 1/6P Nguyễn Thị Sóc, ấp Hưng Lân , Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nam Thiên Ân là một trong những Công ty uy tín trong lĩnh vực nhập khẩu, kinh doanh thương mại hương liệu phụ gia thực phẩm, dược phẩm, các sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp thương hiệu uy tín trên toàn thế giới. Hoạt động chính tại Tp HCM, chúng tôi được tin tưởng là nhà cung cấp phụ gia thực phẩm cho các cơ sở sản xuất khắp khu vực miền Nam và các tỉnh thành.
Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm định hướng mới
Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Định Hướng Mới (tên tiếng Anh: Neo Foodtech Co., Ltd) được thành lập từ năm 2007 do 3 thành viên đồng sáng lập.
Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Định Hướng Mới hoạt động trong lĩnh vực cung cấp phụ gia, gia vị và một số nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm như: Hương mặn bò, hương heo, hương tôm, hương cua, hương liệu mì, miến, bún, phở, màu thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm….
Công ty TNHH Hương liệu và phụ gia thực phẩm Hồng Á
Công Ty TNHH Hương Liệu Phụ Gia Thực Phẩm Hồng Á có GPĐKKD:4102047577 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp.HCM cấp ngày 09/02/2009.
Ngoài kinh doanh mặt hàng hương liệu trái cây, công ty còn kinh doanh thêm một số phụ gia dùng trong thực phẩm như Sodium Polyphosphate 1A, Sodium Erythorbate (S.E), Polypherythorbate (PPE) dùng trong chế biến thịt, lạp xưởng, xúc xích, nước chấm, súc sản, giò chả… dùng trong sản xuất kem tươi, bánh buscuit, thạch trái cây, sữa, nước trái cây, nước ngọt.
Năm 2006 Công ty đã vinh dự nhận được 2 huy chương vàng cho sản phẩm đạt chất lượng vì sức khỏe cộng đồng cho hương liệu và phụ gia thực phẩm Hồng Á do Bộ Y tế trao tặng, Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm và Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng trao tặng.
Trên đây là nội dung tư vấn về thành lập công ty sản xuất phụ gia thực phẩm. Nếu có nhu cầu thành lập hoặc cần tư vấn thêm thông tin, quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ sớm nhất.