Thẩm quyền ban hành quy chế tài chính doanh nghiệp

Quy chế tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả và minh bạch, đảm bảo hoạt động ổn định và tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai trong doanh nghiệp cũng có quyền ban hành quy chế này. Vậy, ai có thẩm quyền ban hành quy chế tài chính doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành? Bài viết dưới đây Luật Việt An sẽ giúp khách hàng làm rõ thẩm quyền ban hành quy chế tài chính trong từng loại hình doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý tài chính phù hợp và an toàn.

Khái quát về quy chế tài chính doanh nghiệp

Hiện này, chưa có quy định của pháp luật về quy chế tài chính, nhưng có thể hiểu  quy chế tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quy định, nguyên tắc, và hướng dẫn liên quan đến việc quản lý tài chính trong một doanh nghiệp. Đây là một tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát và điều hành các hoạt động tài chính, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn và tài sản.

Thẩm quyền ban hành quy chế tài chính doanh nghiệp

Thẩm quyền ban hành quy chế tài chính doanh nghiệp

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Căn cứ tại Khoản 2 Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành Quy chế tài chính.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Căn cứ tại Khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành Quy chế tài chính, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Đối với doanh nghiệp nhà nước: Căn cứ khoản 2 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành Quy chế tài chính đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chấp thuận.

Đối với công ty cổ phần: Căn cứ tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng quản trị có quyền Quyết định Quy chế tài chính. Trong đó, Giám đốc, Tổng giám đốc công ty là người có quyền kiến nghị Quy chế tài chính của công ty. (Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020).

Nội dung quy chế tài chính doanh nghiệp

Do đó, một số nội dung của quy chế tài chính cần lưu ý như sau:

  • Quy định về quản lý thu chi: Các nguyên tắc và quy định chi tiết về việc ghi nhận thu chi, kiểm soát chi phí và quản lý ngân sách.
  • Quản lý dòng tiền: Quy định về quản lý dòng tiền vào và ra khỏi doanh nghiệp, đảm bảo dòng tiền hoạt động ổn định.
  • Quản lý và kiểm soát công nợ: Cách thức quản lý các khoản phải thu, phải trả nhằm duy trì sự cân đối tài chính và giảm thiểu rủi ro mất nợ.
  • Quy định về đầu tư và sử dụng tài sản: Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận trong việc đầu tư và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
  • Báo cáo và kiểm soát tài chính: Các yêu cầu về báo cáo tài chính định kỳ, kiểm toán nội bộ và các biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý tài chính

Một số câu hỏi thường gặp trong ban hành quy chế tài chính doanh nghiệp tại công ty Luật Việt An

Tại sao doanh nghiệp cần có quy chế tài chính riêng?

Quy chế tài chính giúp doanh nghiệp thiết lập các quy tắc và nguyên tắc về quản lý tài chính, từ quản lý chi phí, doanh thu, dòng tiền đến công nợ. Điều này giúp đảm bảo minh bạch, ngăn ngừa rủi ro và duy trì sự ổn định tài chính trong các hoạt động kinh doanh.

Ai có quyền ban hành quy chế tài chính trong doanh nghiệp?

Thẩm quyền ban hành quy chế tài chính tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Thông thường, trong các công ty cổ phần, hội đồng quản trị sẽ có quyền phê duyệt quy chế tài chính. Đối với công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và doanh nghiệp nhà nước thì giám đốc và Tổng giám đốc và người có thẩm quyền ban hành quy chế tài chính trong doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

Quy trình ban hành quy chế tài chính doanh nghiệp gồm những bước nào?

Quy trình thường bao gồm:

Bước 1: Xây dựng dự thảo quy chế tài chính bởi bộ phận tài chính;

Bước 2: Tham khảo ý kiến từ các bộ phận liên quan;

Bước 3: Phê duyệt quy chế bởi hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc;

Bước 4: Công bố quy chế đến toàn doanh nghiệp;

Bước 5: Giám sát và đánh giá việc thực thi.

Khi nào cần phải sửa đổi quy chế tài chính?

Quy chế tài chính nên được sửa đổi khi có sự thay đổi về pháp luật liên quan, khi doanh nghiệp thay đổi quy mô hoặc lĩnh vực kinh doanh, hoặc khi quy chế hiện tại không còn phù hợp với thực tế hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Cần lưu ý điều gì khi xây dựng và ban hành quy chế tài chính doanh nghiệp?

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng quy chế tài chính tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp và Luật Kế toán. Bên cạnh đó, nội dung quy chế cần rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh.

Quy chế tài chính doanh nghiệp có bắt buộc phải công bố công khai không?

Quy chế tài chính thường chỉ cần được công bố trong nội bộ doanh nghiệp để các nhân viên và bộ phận liên quan có thể tuân thủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể cần giải trình quy chế này với các cơ quan chức năng như cơ quan thuế hoặc kiểm toán khi được yêu cầu.

Nếu vi phạm quy chế tài chính, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm phụ thuộc vào mức độ vi phạm và ai là người thực hiện. Thông thường, các bộ phận hoặc cá nhân liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các sai phạm về tài chính. Doanh nghiệp cũng cần có các quy định xử lý vi phạm cụ thể để làm rõ trách nhiệm.

 Làm thế nào để đảm bảo quy chế tài chính được thực thi hiệu quả?

Để đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp cần có quy trình giám sát và đánh giá định kỳ việc thực hiện quy chế tài chính, thường thông qua bộ phận tài chính – kế toán. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên và đưa ra các biện pháp khuyến khích tuân thủ cũng giúp nâng cao tính hiệu quả.

Quy chế tài chính có phải được cập nhật khi pháp luật thay đổi không?

Có. Khi có bất kỳ thay đổi nào về pháp luật liên quan đến tài chính – kế toán, doanh nghiệp cần phải cập nhật quy chế tài chính để đảm bảo tuân thủ đúng quy định, tránh các rủi ro pháp lý không đáng có.

Công ty Luật Việt An có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy chế tài chính như thế nào?

Công ty Luật Việt An cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng quy chế tài chính, đảm bảo quy chế phù hợp với pháp luật hiện hành và hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Việt An có thể hỗ trợ trong việc thiết lập quy trình, nội dung và các yếu tố pháp lý để quy chế tài chính được ban hành hiệu quả và đúng quy định.

Công ty Luật Việt An cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tư vấn và thiết lập quy chế tài chính phù hợp, giúp doanh nghiệp an tâm phát triển bền vững. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ Luật Việt An để nhận sự hỗ trợ chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO