Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp khá được ưa chuộng tại Việt Nam đối với các công ty mang tính gia đình, bạn bè thấn thiết hoặc mong muốn kiểm soát số lượng thành viên ra vào công ty theo những tiêu chí do những người sáng lập công ty đặt ra, hoặc chủ sở hữu công ty không có ý định tham gia thị trường chứng khoán trong tương lai.
Các loại hình công ty TNHH có thể lựa chọn thành lập tại Hà Nội
Luật Doanh nghiệp dành riêng Chương III để quy định về loại hình Công ty TNHH. Trong đó, Mục 1 quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên và mục 2 quy định về Công ty TNHH 1 thành viên.
Quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này”.
Quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty TNHH 1 thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này”.
Phân biệt giữa công ty TNHH 2 thành viên và công ty TNHH 1 thành viên
Số lượng tối thiểu để thành lập công ty: công ty TNHH 1 thành viên thì cần 1 thành viên, còn công ty TNHH 2 thành viên tối thiểu 2 thành viên theo đúng tên gọi của loại hình công ty.
Công ty TNHH 1 thành viên thì chi phí lương trả cho chủ sở hữu (tức thành viên góp vốn công ty) không được tính chi phí hợp lý của công ty nhưng bù lại các khoản chi cho chủ sở hữu thì không bị tính thuế thu nhập cá nhân.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên bắt buộc phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Tư vấn miễn phí ban đầu trước khi thành lập công ty TNHH;
Tư vấn, tra cứu tên công ty miễn phí cho doanh nghiệp trước khi thành lập;
Tư vấn miến phí điều kiện về trụ sở công ty TNHH: Trụ sở công ty phải liên hệ được, có người nhận thư báo, tránh trường hợp cơ quan thuế, cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thư phát không có người nhận sẽ bị liệt vào công ty không kinh doanh tại trụ sở và bị đóng mã số thuế, khóa mã số doanh nghiệp. Để bảo đảm hoạt động kinh doanh khi thuê nhà, mượn nhà làm trụ sở công ty Quý khách hàng nên ký kết hợp đồng thuê nhà, mượn nhà và yêu cầu chủ nhà cung cấp cho 02 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ tương đương. Doanh nghiệp nên cố định trụ sở theo quận huyện vì khi thay đổi trụ sở khác quận, huyện đang đăng ký phải thực hiện thủ tục chốt thuế chuyển quận trước khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Tư vấn miễn phí tên công ty phải bao gồm loại hình và tên riêng. Trên thực tế tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều. Tuy nhiên, để có thể đặt được tên công ty theo mong muốn rất đơn giản bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký được. Khi đặt tên công ty cần tránh các tên riêng có thành tố của nổi tiếng hoặc các nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam. Nếu công ty cổ phần đã có các cụm từ còn lại giống tên công ty TNHH cần đặt (tức chỉ khác chữ cổ phần và TNHH) thì coi là bị trùng tên và không đăng ký được.
Tư vấn miễn phí, tra cứu tên nhãn hiệu để nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đồng nhất trước khi thành lập công ty;
Tư vấn miễn phí quy trình thành lập công ty TNHH;
Tư vấn miễn phí các thủ tục sau thành lập công ty;
Tư vấn miễn phí các thủ tục, quy trình kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp.
Tư vấn xây dựng website; logo, nhãn hiệu, các giấy phép và điều kiện đảm bảo hoạt động kinh doanh sau thành lập doanh nghiệp….
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty TNHH tại Hà Nội
Khi thành lập công ty TNHH tại Hà Nội có cần hộ khẩu tại Hà Nội không?
Việc thành lập công ty không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người thành lập, do đó dù không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội bạn hoàn toan có quyền thành lập công ty TNHH tại Hà Nội mà không có hạn chế nào. Trừ trường hợp bạn đang bị treo mã số thuế cá nhân hoặc chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế của công ty đã thành lập trước đó.
Trụ sở công ty TNHH tại Hà Nội có được là nhà chung cư?
Theo quy định pháp luật hiện hành, trụ sở công ty không được ở nhà tập thể, nhà chung cư. Lý do vì nhà chung cư, tập thể mục đích sử dụng để ở và diện tích đất là sử dụng chung không phải sử dụng riêng của doanh nghiệp.
Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty TNHH tại Hà Nội?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định một số ngành nghề cụ thể.
Thời hạn góp vốn điều lệ đối với công ty TNHH là bao lâu?
Thời hạn góp vốn của công ty TNHH là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với cá nhân thành lập công ty có thể lựa chọn góp vốn bằng hình thức hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty. Tuy nhiên, đối với tổ chức là thành viên/cổ đông công ty thì việc góp vốn phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản vốn góp vào tài khoản của công ty có đăng ký với cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động công ty TNHH có được thay đổi vốn điều lệ không?
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp được thay đổi vốn điều lệ. Theo quy định của pháp luật, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định. Do đó, công ty nên cân nhắc mức vốn khi kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập công ty.
Công ty TNHH được đăng ký bao nhiêu ngành nghề kinh doanh?
Hiện nay, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng, nhiều ngành nghề khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty.
Đăng ký ngành nghề cho công ty TNHH có điều kiện cần cung cấp gì?
Có thể nói điểm ưu việt của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.
Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty TNHH?
Thuế môn bài nộp mức cố định theo vốn điều lệ đăng ký (Công ty thành lập trong năm 2024 được miễn thuế môn bài);
Thuế Giá trị gia tăng (chỉ phải đóng thuế nếu phát sinh);
Thuế thu nhập doanh nghiệp: thông thường 20% của lợi nhuận, chỉ phải đóng khi công ty có lãi).
Công ty chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?
Sau khi thành lập công ty dù không phát sinh doanh thu và chi phí thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế (trừ thuế môn bài các năm sau năm đầu thành lập) tuy nhiên hàng quý doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế như sau:
Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.