Khi các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm một thị trường mới với tiềm năng tăng trưởng tại châu Phi, Nigeria chính là cái tên cần được cân nhắc. Với vị thế là nền kinh tế lớn nhất và quốc gia đông dân nhất châu lục, Nigeria đang mở ra một cánh cửa cơ hội vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế. Quốc gia này đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, đẩy mạnh đa dạng hóa sang các lĩnh vực giàu tiềm năng như nông nghiệp, công nghệ tài chính (fintech), sản xuất và kinh tế số. Đầu tư vào Nigeria ở thời điểm hiện tại để đặt nền móng tại một trong những thị trường có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng thủ tục đầu tư ra Nigeria qua bài viết dưới đây.
Thực hiện thủ tục tại Việt Nam để đầu tư ra Nigeria
Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Hồ sơ bao gồm:
Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài: Theo mẫu tại Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT (bản chính);
Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý (Bản chứng thực)
Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư (Bản chứng thực).
Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư (Bản chứng thực).
Quyết định đầu tư ra nước ngoài – đối với nhà đầu tư tổ chức (Bản chính).
Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm (Bản chứng thực)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại nước ngoài (Bản chứng thực)
Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An (Bản chính).
Thời hạn xử lý thủ tục
Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Dự án đầu tư không thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài với hồ sơ hợp lệ.
Đăng ký giao dịch ngoại hối
Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài bao gồm
Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt văn bản chấp thuận hoặc Giấy phép kinh doanh hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ.
Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Thời hạn giải quyết
Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan sau:
Ngân hàng Nhà nước: đối với nhà đầu tư là tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi nhà đầu tư không phải là tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc nơi nhà đầu tư là cá nhân đăng ký thường trú hoặc nơi nhà đầu tư khác đăng ký kinh doanh: nhà đầu tư không phải là tổ chức tín dụng.
Chứa các từ bị hạn chế như “Federal”, “National”, “State”, “Government”, “Municipal”, “Chartered”, “Cooperative” hoặc các từ mang ý nghĩa tương tự mà không có sự cho phép của CAC.
Chứa các từ như “Chamber of Commerce”, “Building Society”, “Guarantee”, “Trustee” mà không đáp ứng các điều kiện đặc biệt.
Có khả năng gây nhầm lẫn hoặc lừa dối.
Mang ý nghĩa xúc phạm hoặc trái với chính sách công.
Trong tài khoản trên cổng thông tin, người nộp đơn sẽ chọn mục “Name Reservation”. Hệ thống sẽ yêu cầu điền vào một biểu mẫu, nơi bạn sẽ nhập hai (02) phương án tên theo thứ tự ưu tiên đặt trước. Bạn cũng cần chọn loại hình công ty sẽ đăng ký với tên này (ví dụ: Private Company Limited by Shares – LTD).
Bước 3: Thanh toán phí
Việc thanh toán được thực hiện trực tuyến thông qua các cổng thanh toán tích hợp.
Bước 4: Chờ phê duyệt
Sau khi nộp đơn, CAC sẽ xem xét các tên được đề xuất. Quá trình này thường mất từ 1 đến 2 ngày làm việc.
Bước 5: Nhận kết quả:
Nếu được chấp thuận: Bạn sẽ nhận được một “Thông báo Chấp thuận” (Approval Note). Tên được chấp thuận sẽ được giữ trong vòng 60 ngày. Bạn phải hoàn tất quá trình đăng ký thành lập công ty trong khoảng thời gian này. Nếu không, việc đặt trước tên sẽ hết hạn và tên đó sẽ được giải phóng cho người khác sử dụng.
Nếu bị từ chối: CAC sẽ cung cấp lý do từ chối. Bạn sẽ cần phải nộp lại một yêu cầu đặt tên mới với các phương án tên khác.
Chuẩn bị vốn điều lệ để thành lập công ty tại Nigeria
Đối với Nhà đầu tư trong nước (Vốn điều lệ tối thiểu: 100.000 Naira)
Luật Doanh nghiệp và các Vấn đề Liên quan (CAMA) 2020 quy định mức vốn điều lệ được phép phát hành tối thiểu cho một công ty TNHH tư nhân là 100.000 Naira.
Mức vốn này được đặt ra tương đối thấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm rào cản tài chính cho các công dân Nigeria muốn thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Nó cho phép các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ dễ dàng được hợp thức hóa.
Đối với Nhà đầu tư nước ngoài (Vốn điều lệ tối thiểu thực tế: 10.000.000 Naira)
Một công ty có vốn nước ngoài sẽ không thể xin được các giấy phép sau nếu vốn điều lệ dưới 10.000.000 Naira:
Giấy phép Kinh doanh (Business Permit): Do Bộ Nội vụ cấp, cho phép công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động tại Nigeria.
Hạn ngạch Người nước ngoài (Expatriate Quota): Do Ban Nhập cư Nigeria (NIS) cấp, cho phép công ty tuyển dụng nhân viên là người nước ngoài vào các vị trí cụ thể.
Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Nigeria
Toàn bộ quy trình này diễn ra trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp (Companies Registration Portal – CRP) của CAC qua đường dẫn dưới đây: https://icrp.cac.gov.ng/register/. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể tạo tài khoản nhưng việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thường yêu cầu tài khoản của một đại lý được CAC công nhận (Accredited Agent). Đây thường là các luật sư, kế toán viên hoặc thư ký có chứng chỉ đã đăng ký với CAC. Đây là lý do chính tại sao các nhà đầu tư nước ngoài thường thuê một công ty luật hoặc tư vấn tại Nigeria.
Bước 1: Điền đơn đăng ký:
Sau khi đăng nhập và bắt đầu một quy trình thành lập mới, hệ thống sẽ dẫn qua hệ thống yêu cầu thông tin để thành lập bao gồm các thông tin sau:
Company Details: Nhập mã số đặt trước tên (Name Reservation Code), chọn loại hình công ty, nhập địa chỉ đăng ký và mục tiêu kinh doanh chính.
Director(s)/Shareholder(s) Details: Điền thông tin chi tiết cho từng cá nhân (tên, ngày sinh, quốc tịch, địa chỉ, email, số điện thoại, giấy tờ tùy thân). Hệ thống cũng sẽ yêu cầu nhập số loại cổ phần cho từng cổ đông tại đây.
Company Secretary (nếu có): Điền thông tin tương tự nếu công ty có bổ nhiệm thư ký.
Memorandum and Articles of Association (MAA): CAC có cung cấp mẫu Điều lệ mặc định (Draft/Template MAA) trên cổng thông tin. Đối với hầu hết các công ty TNHH tư nhân tiêu chuẩn, bạn có thể dùng mẫu này.
Bước 2: Tải lên giấy tờ
Đối với người nước ngoài cần tải lên hộ chiếu công chứng đã được dịch hợp pháp hóa lãnh sự. Đối với người Nigeria, có thể nộp thẻ căn cước quốc gia, bằng lái xe, hoặc thẻ cử tri.
Mỗi giám đốc và cổ đông cần ký tên trên một tờ giấy trắng, sau đó scan hoặc chụp ảnh lại. Chữ ký này sẽ được tải lên để hệ thống chèn vào các tài liệu đăng ký điện tử.
Bước 3: Thanh toán lệ phí
Dựa trên mức vốn điều lệ bạn đã nhập, cổng thông tin sẽ tự động tính toán hai loại phí chính:
Phí Đăng ký với CAC (CAC Filing Fee): Lệ phí cố định cho việc xử lý hồ sơ.
Thuế tem (Stamp Duty): Khoản phí này được trả cho Cơ quan Thuế Liên bang (FIRS) và được tính theo tỷ lệ phần trăm trên vốn điều lệ. Hiện tại là 0.75% trên tổng vốn điều lệ.
Bước 4: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Nếu tất cả thông tin và giấy tờ đều hợp lệ, thời gian xem xét của CAC thường từ 3 đến 5 ngày làm việc. Khi được phê duyệt, bạn sẽ nhận được email thông báo chấp thuận. Bạn có thể tải các tài liệu qua tài khoản đã nộp bao gồm các tài liệu sau đây bản PDF:
Giấy chứng nhận Thành lập (Certificate of Incorporation): Chứng nhận sự tồn tại hợp pháp của công ty.
Báo cáo Tình trạng (Status Report): Một tài liệu mới thay thế cho các biểu mẫu CAC cũ, tóm tắt tất cả các thông tin quan trọng của công ty như tên, địa chỉ, giám đốc, cổ đông, vốn điều lệ, và tình trạng hiện tại.
Điều lệ Công ty (Memorandum and Articles of Association – MAA) đã được CAC chứng thực.