Các loại thuế áp dụng cho Hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp

Bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng đã thúc đẩy nhiều hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản trị, mở rộng quy mô hoạt động và tiếp cận tốt hơn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng kéo theo sự thay đổi về nghĩa vụ thuế, khi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các sắc thuế theo quy định của pháp luật. Việc hiểu rõ các loại thuế áp dụng sau khi chuyển đổi giúp người kinh doanh chủ động kê khai, nộp thuế đúng hạn và phòng tránh rủi ro pháp lý. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về các loại thuế áp dụng cho Hộ kinh doanh chuyển đổi sang Doanh nghiệp.

Vì sao hộ kinh doanh nên chuyển đổi sang doanh nghiệp?

Một trong những lý do quan trọng nhất thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp là sự thay đổi chính sách thuế theo Nghị quyết 198/2025/NQ-CP. Cụ thể, kể từ ngày 01/07/2025, chính sách thuế khoán – vốn là ưu đãi quan trọng dành cho hộ kinh doanh đã bị bãi bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, các hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ phải kê khai, nộp thuế theo phương pháp đầy đủ như doanh nghiệp, bao gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các loại phí/lệ phí liên quan khác (nếu có).

Việc bãi bỏ thuế khoán khiến hộ kinh doanh mất đi lợi thế lớn về chi phí và thủ tục thuế, vốn là một trong những lý do khiến họ chần chừ chuyển đổi. Trước đây, mức thuế khoán được ấn định theo dự tính doanh thu và thường thấp hơn nghĩa vụ thuế thực tế nếu tính theo sổ sách. Nay khi đã không còn được áp dụng, việc duy trì hình thức hộ kinh doanh trở nên kém hiệu quả hơn, đặc biệt với các hộ có quy mô lớn, nhiều lao động, hoặc phát sinh giao dịch thường xuyên với doanh nghiệp.

Các loại thuế áp dụng cho Hộ kinh doanh chuyển đổi sang Doanh nghiệp

Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 65/2020/TT-BTC) có quy định về mức thu lệ phí môn bài (hay còn gọi là thuế môn bài) đối với hộ kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
  • Hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
  • Hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ phải nộp 3 loại thuế là: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.

Đồng thời căn cứ theo Khoản 6 Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 từ ngày 01/01/2026 chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài.

Do đó, từ ngày 01/01/2026, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ phải nộp 2 loại thuế là: thuế GTGT và thuế TNCN.

Căn cứ tính thuế

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 nêu rõ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế từ ngày 01/01/2026. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.

Tuy nhiên, theo Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì dù có bỏ thuế khoán thì căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vẫn dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Cụ thể:

Doanh thu tính thuế

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC, Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm:

Doanh thu tính thuế áp dụng cho hộ kinh doanh

  • Thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
  • Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định;
  • Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
  • Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp như thế nào?

Theo Điều 27 Nghị định 168/2025/NĐ-CP thì việc đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp được thực hiện như sau:

    • Khác với nghị định 01/202/NĐ-CP cần bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì Nghị định mới chỉ cần Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
    • Các giấy tờ quy định của Luật Doanh nghiệp 2025 tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp, trong đó không bao gồm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
    • Đặc biệt từ ngày 01/07/2025, doanh nghiệp bắt buộc nộp kèm biểu mẫu kê khai chủ sở hữu hưởng lợi theo mẫu chuẩn do Bộ Tài chính ban hành trong Thông tư 68/2025. Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 68/2025/TT-BTC quy định biểu mẫu về đăng ký doanh nghiệp trong khi Nghị định 01/2021/NĐ-CP không quy định về điều này.
  • Trường hợp doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tưthì hồ sơ phải có bản sao văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Hướng dẫn kê khai và nộp thuế sau khi chuyển đổi

Sau khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp, việc kê khai và nộp thuế phải được thực hiện theo đúng quy định dành cho pháp nhân, với quy trình bài bản và minh bạch hơn. Dưới đây là các bước hướng dẫn cơ bản để doanh nghiệp mới chuyển đổi thực hiện nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ và đúng hạn:

Hướng dẫn kê khai và nộp thuế sau khi chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp cần đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với Cơ quan Thuế qua cổng thông tin của Tổng cục Thuế. Hóa đơn điện tử là căn cứ quan trọng để kê khai thuế GTGT và chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Mở tài khoản ngân hàng và thông báo với cơ quan thuế

Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty và thông báo tài khoản ngân hàng lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời cập nhật với cơ quan thuế để sử dụng trong các giao dịch tài chính, nộp thuế, và thanh toán hóa đơn.

Kê khai thuế định kỳ

Sau khi hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện kê khai các loại thuế định kỳ, bao gồm:

  • Thuế GTGT: kê khai theo tháng hoặc quý tùy quy mô doanh thu năm trước liền kề.
  • Thuế TNDN: kê khai tạm tính theo quý, quyết toán theo năm tài chính.

Việc kê khai được thực hiện trên phần mềm HTKK của Tổng cục Thuế hoặc thông qua cổng thuế điện tử.

Nộp thuế qua ngân hàng điện tử

Sau khi kê khai, doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thông qua Internet Banking hoặc dịch vụ nộp thuế điện tử kết nối với cổng thuế (nộp qua tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng).

Lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm

Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp có trách nhiệm lập:

Chính sách hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Căn cứ theo Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp được hỗ trợ như sau:

  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việc xác định thời gian miễn, giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền góp vốn, quyền mua cổ phần, quyền mua phần vốn góp vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
  • Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của chuyên gia, nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
  • Chi phí đào tạo và đào tạo lại nhân lực của doanh nghiệp lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Miễn thu phí, lệ phí cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với các loại giấy tờ nếu phải cấp lại, cấp đổi khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trên đây là cập nhật mới nhất của Luật Việt An về các loại thuế áp dụng cho Hộ kinh doanh chuyển đổi sang Doanh nghiệp. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hanoi@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO