Tự công bố sản phẩm kim chi

Kim chi – món ăn đến từ Hàn Quốc đã trở thành món ăn ưa thích của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ. Với thị trường tiềm năng như vậy, không ít cá nhân và doanh nghiệp muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Vậy, làm thế nào để tự công bố sản phẩm kim chi? Cùng Luật Việt An tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định Nghị định 85/2019/NĐ-CP.
  • Thông tư 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2020/TT-BCT.
  • Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm kim chi

  • Ban Quản lý An toàn thực phẩm (hoặc tương đương) của tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm kim chi.
  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (hoặc tương đương) thuộc Sở Y tế của huyện/tỉnh nơi địa điểm kinh doanh sản phẩm kim chi nếu địa điểm đó ở huyện/tỉnh thành khác.

Các cơ quan này sẽ tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm kim chi, và sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận công bố sản phẩm kim chi.

Kiểm nghiệm sản phẩm kim chi

Doanh nghiệm phải tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm kim chi tại các trung tâm kiểểm nghiệm có uy tín và được cơ quan nhà nước công nhận. Các đơn vị kiểm nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm.
  • Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.
  • Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
  • Hệ thống quản lý chất lượng phải đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005.
  • Có đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm và lĩnh vực đăng ký chỉ định.
  • Có ít nhất hai (02) kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định, được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực ít nhất từ ba (03) năm trở lên.
  • Các phương pháp thử được cập nhật và xác nhận giá trị sử dụng, năng lực phân tích/kiểm nghiệm các chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định phải đáp ứng quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của Bộ quản lý ngành.
  • Kết quả thử nghiệm phải đạt yêu cầu thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với ít nhất một chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm kim chi

  • Chỉ tiêu cảm quan: Trạng thái, màu sắc, mùi vị
  • Chỉ tiêu chất lượng: Độ ẩm, tro tổng, tạp chất, hàm lượng muối, hàm lượng lipid
  • Chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, E.coli, Cl.perfringens,..
  • Chỉ tiêu kim loại: Hàm lượng As, hàm lượng chì, hàm lượng Cadimi, hàm lượng thuỷ ngân
  • Chỉ tiêu độc tố vi nấm, thuốc bảo vệ thực vật khác

Hồ sơ thực hiện công bố sản phẩm kim chi

Để có thể công bố sản phẩm kim chi sản xuất trong nước, doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP (bản sao công chứng) với cơ sở sản xuất trong nước.
  • Kết quả kiểm nghiệm còn hiệu lực trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Mẫu nhãn sản phẩm (bao gồm cả nhãn phụ tiếng Việt đối với sản phẩm nhập khẩu).

Thời gian thực hiện công bố sản phẩm kim chi

Thời gian công bố sản phẩm kim chi sẽ mất khoảng 05-07 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp

Trình tự thực hiện công bố sản phẩm kim chi

Để thực hiện việc tự công bố chất lượng sản phẩm kim chi, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng kim chi.

  • Chuẩn bị mẫu sản phẩm kim chi để tiến hành thử nghiệm.
  • Xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm căn cứ vào quy chuẩn và quy định pháp luật về sản phẩm kim chi.
  • Gửi mẫu sản phẩm kim chi đến các cơ sở kiểm nghiệm có thẩm quyền để thực hiện thử nghiệm.

Bước 2: Thực hiện công bố chất lượng sản phẩm kim chi.

  • Đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm kim chi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình.
  • Niêm yết công khai thông tin tại trụ sở của tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp.
  • Nộp hồ đăng ký tự công bố chất lượng sản phẩm kim chi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
  • Sau khi thực hiện công bố sản phẩm kim chi, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân được quyền sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Họ cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn và chất lượng của sản phẩm đó.

Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình thực hiện công bố sản phẩm kim chi

Hồ sơ tự công bố có được thể hiện bằng tiếng Anh không?

Theo quy định của pháp luật, tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm kim chi được thể hiện bằng tiếng Việt và không sử dụng tiếng nước ngoài. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài, cần tiến hành dịch sang tiếng Việt và xác nhận bằng công chứng. Điều này đảm bảo rằng hồ sơ đăng ký đáp ứng các yêu cầu về ngôn ngữ của cơ quan quản lý nhà nước.

Nếu một trong số các tài liệu hết hiệu lực thì có thể đăng ký công bố hay không?

Tài liệu cần phải có hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm. Do đó, cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tài liệu vẫn còn hiệu lực và không bị hết hạn.

Nếu trong tổ chức có 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng công bố sản phẩm kim chi thì thủ tục công bố sản phẩm như thế nào?

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên và cùng sản xuất sản phẩm kim chi, chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương mà tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Việc này giúp đơn giản hóa quy trình đăng ký và tránh lặp lại công việc.

Có thể đăng ký công bố sản phẩm tại cơ quan khác nhau hay không?

Sau khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký, các lần đăng ký tiếp theo cũng cần được thực hiện tại cơ quan đã lựa chọn. Điều này giúp duy trì sự nhất quán trong quá trình đăng ký sản phẩm và hạn chế nhầm lẫn trong quy trình.

Nếu hồ sơ thiếu tài liệu thì có thể đăng ký công bố hay không?

Phải đảm bảo rằng các tài liệu và thông tin liên quan đến sản phẩm kim chi đều được đầy đủ, chính xác và có sự hỗ trợ cần thiết để cơ quan quản lý nhà nước có thể thẩm định và xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tại sao phải thực hiện công bố sản phẩm kim chi, nếu tôi không công bố có được không?

Các cơ sở sản xuất phải công bố sản phẩm kim chi vì nhiều lý do quan trọng:

  • Tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm: Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, việc tự công bố sản phẩm là bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm kim chi tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước về an toàn và vệ sinh thực phẩm, giúp đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
  • Quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm: Việc công bố sản phẩm kim chi cho phép các cơ quan chức năng kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm. Điều này giúp quản lý việc đưa sản phẩm kim chi ra thị trường một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
  • Xây dựng lòng tin của người tiêu dùng: Công bố sản phẩm kim chi chứng tỏ sự cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm. Điều này giúp người tiêu dùng an tâm khi mua kim chi và tạo sự tin tưởng trong việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tạo điểm nhấn và thúc đẩy kinh doanh: Công bố sản phẩm kim chi giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm và tăng cạnh tranh trên thị trường. Điều này thúc đẩy kinh doanh kim chi một cách hiệu quả và giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu uy tín.
  • Thúc đẩy lưu thông hợp pháp: Công bố sản phẩm kim chi giúp sản phẩm dễ dàng lưu thông hợp pháp trên thị trường. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể kinh doanh kim chi một cách hợp pháp và bền vững trên thị trường.

Trường hợp lưu hành sản phẩm trên thị trường mà không công bố có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục công bố sản phẩm kim chi xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO