Tự công bố sản phẩm sữa

Hiện nay, sữa là sản phẩm được ưa chuộm và quen thuộc với mọi nhà. Theo Tổng cục Thống kê, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam là 27 lít/người/năm. Dự báo mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người hàng năm sẽ tiếp tục tăng 7-8%. Nhiều cơ sở sản xuất sữa ra đời, nên việc tự công bố sản phẩm sữa ngày càng được quan tâm. Vậy, làm thế nào để tự công bố sản phẩm sữa đầy để đảm bảo đúng với các quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ hướng dẫn về hồ sơ, quy trình công bố tiêu chuẩn chất lượng sữa.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định Nghị định 85/2019/NĐ-CP.
  • Thông tư 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2020/TT-BCT.

Tại sao phải thực hiện công bố sản phẩm sữa?

Các cơ sở sản xuất phải công bố sản phẩm sữa vì:

  • Tuân thủ quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Căn cứ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật An toàn thực phẩm về tự công bố sản phẩm thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố tất cả các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là quy định bắt buộc nếu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức muốn đưa sản phẩm ra lưu thông thị trường. Qua đó các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể biết được chất lượng sản phẩm và quản lý được việc sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng.
  • Khẳng định chất lượng sản phẩm với người tiêu thụ qua đó giúp người tiêu thụ an tâm khi mua sản phẩm và tăng ưu thế so với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khác cùng lĩnh vực nhưng không có bản công bố.
  • Việc công bố sản phẩm sữa còn giúp cho sản phẩm dễ dàng lưu thông hợp pháp trên thị trường. Do đó doanh nghiệp nên sớm thực hiện đầy đầy đủ thủ tục để có thể kinh doanh sản phẩm một cách hợp pháp và sớm tạo ra thương hiệu trên thị trường.

Một số thương hiệu sữa nổi tiếng tại Việt Nam

  • Vinamilk: Vinamilk hiện là doanh nghiệphàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.  Phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, xuất khẩu ra 43 nước trên thế giới.
  • Dutch Lady: Dutch Ladylà một thương hiệu nổi tiếng về sữa tươi, được thành lập từ năm 1996 thuộc công ty FrieslandCampina tại Việt Nam. Hiện nay, Dutch Lady đang rất được ưa chuộng trên thị trường với 2 loại sữa chất lượng và tốt cho sức khỏe đó chính là sữa tươi Dutch Lady cùng sữa bột Dutch Lady
  • Nutifood: NutiFood là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm dinh dưỡng. Với thành tích chiếm 22% thị phần, chênh lệch gấp 1,77 lần doanh nghiệp xếp kế tiếp, NutiFood đã vinh dự nhận danh hiệu Nhãn hiệu Sữa trẻ em số 1 Việt Nam từ Hiệp hội sữa Việt Nam vào năm 2020
  • Nestle: Nestlé là một tập đoàn thực phẩm và thức uống lớn nhất thế giới. Họ có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau từ các thương hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương. Sản phẩm Milo là một trong những sản phẩm mà được mọi người trên thế giới yêu thích đặc biệt là trẻ em. Hiện nay Nestle đang hiện diện tại 191 quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
  • IDP: Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) thành lập năm 2004, là cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam với các nhãn hiệu sữa LiF, Kun, Bavi, LOF… IDP hiện sở hữu 2 nhà máy quy mô lớn tại Ba Vì và Củ Chi, phục vụ sản xuất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
  • Nutricare: Nutricare là công ty chăm sóc dinh dưỡng & sức khỏe tại Việt Nam tiên phong đem đến các giải pháp dinh dưỡng & dinh dưỡng y học dành riêng cho từng lứa tuổi & chuyên sâu từng bệnh lý

Mộc Châu: Mộc Châu Milk hiện có độ phủ đáng kể trên thị trường sữa tươi với hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam. Năm 2020, Mộc Châu Milk lọt Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 nhóm ngành Sữa và sản phẩm từ sữa theo đánh giá của Vietnam Report.

  • TH true milk: TH true MILK là tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH, được thành lập vào năm 2010, trực thuộc sự quản lý của tập đoàn TH. Đây là thương hiệu tiên phong trong ngành sữa tươi sạch tại Việt Nam và là đơn vị đầu tiên được phép ghi trên bao bì là sữa tươi sạch.

Trình tự thực hiện công bố sản phẩm sữa

Để thực hiện việc tự công bố chất lượng sản phẩm sữa, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng sữa.

  • Chuẩn bị mẫu sản phẩm sữa để tiến hành thử nghiệm.
  • Xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm căn cứ vào quy chuẩn và quy định pháp luật về sản phẩm sữa.
  • Gửi mẫu sản phẩm sữu đến các cơ sở kiểm nghiệm có thẩm quyền để thực hiện thử nghiệm.

Bước 2: Thực hiện công bố chất lượng sản phẩm sữa.

  • Doanh nghiệp đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm sữatrên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình.
  • Thời gian công bố sản phẩm sữa từ 05 đến 07 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp
  • Niêm yết công khai thông tin tại trụ sở của tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp.
  • Nộp 01 (một) bản đăng ký tự công bố chất lượng sản phẩm sữaqua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
  • Sau khi thực hiện công bố sản phẩm sữa, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân được quyền sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Họ cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn và chất lượng của sản phẩm đó.

Thủ tục đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm sữa

Các bước đăng ký bản công bố sản phẩm sữa được tiến hành theo 03 bước sau:

Kiểm nghiệm sản phẩm sữa

Doanh nghiệm phải tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm sữa tại các trung tâm kiểm nghiệm có uy tín và được cơ quan nhà nước công nhận. Đây được xem là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm sữa.

Đối với bước kiểm nghiệm sản phẩm doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

  • Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm sữa tươi (500gr/sản phẩm) để tiến hành thử nghiệm;
  • Lên chỉ tiêu thử nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam;
  • Mang mẫu sản phẩm đến trung tâm để tiến hành thử nghiệm.

Lưu ý một số lỗi thường mắc phải khiến cho thời gian và chí phí thực hiện kiểm nghiệm tăng lên:

  • Xây dựng chỉ tiêu không đúng quy định. Việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phải dựa trên những nguyên tắc có sẵn tùy thuộc vào QCVN, TCVN và đặc tính riêng của từng sản phẩm. Nếu không nắm được quy định và hiểu rõ sản phẩm thì rất khó để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp. Nếu lên chỉ tiêu không đúng hoặc thiếu thì hồ sơ bị trả về, tốn thời gian kiểm đi kiểm lại nhiều lần. Còn nếu kiểm nghiệm thừa chỉ tiêu, tất nhiên không sai nhưng sẽ phải tốn thêm một chi phí khá lớn cho các chỉ tiêu “không cần thiết”.
  • Phiếu kiểm nghiệm không hợp lý. Phiếu kiểm nghiệm hợp lệ là phiếu được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được nhà nước công nhận hoặc chỉ định phục vụ công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm kiểm nghiệm được thành lập nhưng không phải trung tâm nào cũng có năng lực cung cấp phiếu kiểm nghiệm hợp lệ.

Vậy nên, các doanh nghiệp khi tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm sữa cần lưu ý xây dựng chỉ tiêu đúng quy định và tìm kiếm trung tâm kiểm nghiệm có năng lực cung cấp phiếu kiểm nghiệm hợp lê. Các doanh nghiệp tùy vào chi phí và mục đích sử dụng của sản phẩm để đưa ra chỉ tiêu kiểm nghiệm sao cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp

Hồ sơ thực hiện công bố sản phẩm sữa

Tài liệu để có thể công bố sản phẩm sữa bao gồm các tài liệu sau:

  • Hồ sơ công bố sản phẩm theo mẫu quy định (Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
  • Giấy chứng thực cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận HACCP, GMP, SSOP, ISO…
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm (có đóng dấu của thương nhân), bao gồm nhãn phụ (đối với sản phẩm nhập khẩu, nếu có).

Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình thực hiện công bố sản phẩm sữa

Hồ sơ tự công bố có được thể hiện bằng ngôn ngữ khác không?

Theo quy định của pháp luật, tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm sữa được thể hiện bằng tiếng Việt và không sử dụng tiếng nước ngoài. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài, cần tiến hành dịch sang tiếng Việt và xác nhận bằng công chứng. Điều này đảm bảo rằng hồ sơ đăng ký đáp ứng các yêu cầu về ngôn ngữ của cơ quan quản lý nhà nước.

Nếu trong tổ chức có 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng công bố sản phẩm sữa thì thủ tục công bố sản phẩm như thế nào?

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên và cùng sản xuất sản phẩm sữa, chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương mà tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Việc này giúp đơn giản hóa quy trình đăng ký và tránh lặp lại công việc.

Nếu không thực hiện công bố sản phẩm sữa thì tôi có bị xử phạt gì không?

Trường hợp lưu hành sản phẩm trên thị trường mà không công bố có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm sữa

  • Ban Quản lý An toàn thực phẩm (hoặc tương đương) của tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa.
  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (hoặc tương đương) thuộc Sở Y tế của huyện/tỉnh nơi địa điểm kinh doanh sản phẩm sữa nếu địa điểm đó ở huyện/tỉnh thành khác.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục công bố sản phẩm sữa xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO